Phần mái là phần nằm trên cùng của mái nhà với công dụng là che mưa, che nắng. Thế nên, phần mái sẽ tiếp xúc rất nhiều với môi trường bên ngoài. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần phải lựa chọn vật liệu chống thấm mái nhà một cách kĩ càng để tránh trường hợp mưa dột hay các hiện tượng trần bị ẩm ướt.
Tại sao cần chống thấm sàn mái?
Thấm dột là tình trạng phổ biến thường diễn ra tại các sàn mái công trình, ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu của công trình. Gây xuống cấp rất nhanh và làm giảm tuổi thọ sàn mái công trình. Không chỉ ảnh hưởng tới mỹ quan công trình. Mà còn ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe của chủ công trình.
Cách chống thấm mái nhà bằng vật liệu chống thấm
Chống thấm trần nhà bằng nhựa đường
Một trong những cách chống thấm mái nhà phổ biến hiện nay là chống thấm bằng nhựa đường, Loại vật liệu này phù hợp để thi công cho những công trình có bề mặt lớn.
Quy trình
– Bước 1: Vệ sinh bề mặt chống thấm bằng các búi sắt, bàn chải sắt hoặc các thiết bị chuyên dụng để vệ sinh bề mặt cần chống thấm.
– Bước 2: Nấu sôi nhựa đường và quét lên toàn bộ bề mặt bằng con lăn. Lưu ý, nên pha thêm một lượng dầu DO cho loãng để nhựa đường dễ dàng thẩm thấu vào bề mặt bê tông.
Keo chống thấm trần nhà bị nứt Sikaproof Membrane
– Bước 1: Vệ sinh toàn bộ bề mặt mái nhà
– Bước 2 : Quét 1 lớp Asphalt primer lên bề mặt sàn để tạo 1 lớp lót khi bắt đầu thi công
– Bước 3: Dán tấm bitum membrane lên lớp lót, dùng đèn khò khí ga nung chảy nhựa đường phía dưới tấm Bitum Membrane.
– Bước 4: Dùng bay miết mạnh phía trên tạo độ nhẵn bề mặt và loại bỏ các túi rỗng khí bên dưới.
– Bước 5: Sau khi thi công 24h để khô thì nên ngâm nước để kiểm tra khả năng chống thấm của tấm trải.
– Bước 6: Nên thi công thêm 1 lớp vữa giúp bảo vệ tấm trải chống thấm.
Những lưu ý khi thi công chống thấm mái nhà
Kiểm tra và chuẩn bị bề mặt mái
Kiểm tra kỹ bề mặt mái để xác định các vết nứt, lỗ hổng, và khe hở. Loại bỏ bất kỳ chất bẩn, rong rêu, lá cây, v.v., trên bề mặt mái. Nếu có các vết nứt hoặc lỗ hổng, tiến hành sửa chữa trước khi bắt đầu quá trình chống thấm.
Lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp
Chọn vật liệu chống thấm phù hợp với loại mái và yêu cầu của công trình. Có nhiều lựa chọn vật liệu chống thấm như màng bitum, màng PVC, màng EPDM, xi măng chống thấm, vv. Đảm bảo vật liệu chống thấm có khả năng chịu nước, chống tia cực tím và chống lại các yếu tố môi trường khác.
Chuẩn bị kỹ thuật thi công
Đảm bảo bề mặt mái đã được làm sạch và chuẩn bị tốt. Loại bỏ các vết nứt, mảng rong rêu, bọt khí và chất tẩy trên bề mặt. Bề mặt phải được làm khô và sạch trước khi áp dụng lớp chống thấm.
Áp dụng lớp chống thấm
Thực hiện việc áp dụng lớp chống thấm lên bề mặt mái theo quy trình và hướng dẫn của nhà sản xuất. Đảm bảo lớp chống thấm được áp dụng đều, không có lỗ hổng và khe hở. Sử dụng công cụ và kỹ thuật phù hợp để đảm bảo tính chắc chắn và liên kết tốt với bề mặt mái.
Kiểm tra chất lượng thi công
Thực hiện kiểm tra chất lượng định kỳ trong quá trình thi công. Kiểm tra và sửa chữa các vết nứt, lỗ hổng hoặc điểm yếu ngay khi phát hiện. Đảm bảo lớp chống thấm hoạt động hiệu quả và không có lỗ hổng nào cho nước xâm nhập.
Thông tin liên hệ dịch vụ chống thấm
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TÂN PHÁT
Hotline : 0948.661.345
Website : chongthamtanphat.com
Email : congty@chongthamtanphat.com
Hải Phòng : 268 Ngô Gia Tự, Hải An, Hải Phòng
261 Trường Trinh, Kiến An, Hải Phòng
Quảng Ninh : Tổ 1 Khu Nam Sơn 2, Cẩm Sơn, TP Cẩm Phả
Tổ 5, Khu 1B, phường Hồng Hải, TP Hạ Long
Thái Bình: 395 Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình
Hải Dương: 19 Lê Thanh Nghị, TP Hải Dương